Những việc doanh nghiệp cần làm trong lĩnh vực lao động

Trong bài viết này, Việt Luật sẽ cập nhật những việc mà doanh nghiệp cần làm trong quá trình hoạt động, các việc liên quan đến lĩnh vực lao động. Mời bạn đọc tham khảo

Báo cáo tình hình lao động

Định kỳ 06 tháng, Công ty phải báo cáo tình hình thay đổi lao động theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Báo cáo 06 tháng đầu năm: Nộp trước ngày 05 tháng 06
Báo cáo cuối năm: Nộp trước ngày 05 tháng 12 của năm đó.

Lưu ý:

Trường hợp Công ty không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy ( Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP) đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Công ty có trách nhiệm phải nộp Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.

Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, công ty có trách nhiệm gửi Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước (Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty đặt trụ sở.

Xử lý vi phạm

Theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 40 và khoản 3 Điều 38 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì:

 – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trích nộp kinh phí công đoàn

  1. Thời gian nộp

– Hàng tháng, khi Công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thì đồng thời cũng phải đóng kinh phí Công đoàn. Đây là nghĩa vụ của công ty, không phân biệt là công ty đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn.

– Riêng đối với công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

  1. Mức trích nộp

– Mức đóng kinh phí Công đoàn là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là bằng tổng mức tiền lương tính đóng Bảo hiểm xã hội của những người lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Cơ quan thu: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Liên đoàn Lao động cấp tỉnh) trực tiếp thu kinh phí hoặc phân cấp cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu.

  1. Nguồn đóng kinh phí Công đoàn

– Đối với công ty và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

– Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm:

– Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Công đoàn ngành địa phương.

– Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

– Công đoàn Tổng Công ty.

– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

Chính vì thế mà tùy địa phương, công ty cần liên hệ với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trước, để được hướng dẫn về nơi nộp kinh phí. Đồng thời, cũng được hướng dẫn về phương thức nộp của địa phương (nộp tiền mặt hay chuyển khoản, nếu chuyển khoản thì chuyển vào tài khoản nào).

Mức đóng kinh phí công đoàn và mức phân phối nguồn thu tài chính năm 2023 như sau:

  Có Công đoàn cơ sở Không có Công đoàn cơ sỏ
Kinh phí công đoàn

(Do Công tytrở lên viên đóng)

Mức đóng 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Phân phối – Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn.

– 30% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn sẽ thực hiện phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở.

Nộp 100% kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên Công tytrở lên không được sử dụng.

Công đoàn cấp trên được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại công ty.

Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho Công đoàn cơ sở khi công ty thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa thành lập Công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính Công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu.

Lưu ý: Công đoàn cơ sở của Công tytrở lên được phân bổ nguồn thu kinh phí công đoàn cho các khoản, mục chi sau:

– Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn Công đoàn cơ sở được sử dụng.

Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, Công đoàn cơ sở dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này.

– Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tối đa 25% nguồn thu kinh phí công đoàn Công đoàn cơ sở được sử dụng.

– Chi quản lý hành chính tối đa 15% nguồn thu kinh phí công đoàn Công đoàn cơ sở được sử dụng.

Tổ chức khám sức khỏe định kỳ của Công ty

– Về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Công ty tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Các cơ sở này sẽ hướng dẫn công ty cụ thể về các nội dung cần khám đối với người lao động.

– Đối với người sử dụng lao động bị chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp: Trường hợp đối với người sử dụng lao động bị chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì công ty có trách nhiệm đưa người lao động đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

– Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp: Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do doanh nghiệp chi trả được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

– Công ty công ty có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

Công tytrở lên có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:

Đối tượng Số lần khám sức khỏe
Tất cả người lao động. Ít nhất một lần mỗi năm
– Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Người lao động là người khuyết tật;

– Người lao động chưa thành niên;

– Người lao động cao tuổi.

Ít nhất một lần mỗi 06 tháng
Khi khám sức khỏe định kỳ theo các trường hợp nêu trên; thì, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản và người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
  1. Tổ chức khám sức khỏe trong những trường hợp khác

Công tytrở lên còn có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong các trường hợp sau đây:

– Trước khi bố trí việc làm cho người lao động. 

– Trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn.

– Sau khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe và tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

  1. Mức phạt đối với Công tytrở nên có hành vi vi phạm quy định về tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

– Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: Khi vi phạm với mỗi người lao động (tối đa không quá 150.000.000 đồng) đối với công ty có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Khi vi phạm với mỗi người lao động (tối đa không quá 150.000.000 đồng) đối với công ty có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

– Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Khi vi phạm đối với mỗi người lao động (tối đa không quá 150.000.000 đồng) đối với công ty không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 2 Hoa Phượng, P. 2, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại tư vấn: 08 3517 2345 (20 lines)

Hotline:  0934 234 777 (Ms. Sương) – 0936 234 777 (Mr. Mẫn)

 

5/5 - (2 bình chọn)