Người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm như thế nào?

Người lao động nước ngoài có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài theo quy định.

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói và Thành lập công ty nước ngoài

Cơ sở pháp lý

  •  Khoản 2 Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội 2014
  •  Khoản 1 Điều 3. Giải thích từ ngữ Luật việc làm 2013
  •  Khoản 6 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế: Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
  •  Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
  •  Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  •  Khoản 1 Điều 3. Giải thích từ ngữ Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
  •  Điều 4. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  •  II. NỘI DUNG HỖ TRỢ Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
  •  Điều 5. Các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chế độ bảo hiểm dành cho người lao động nước ngoài 

Dịch vụ của Việt Luật

Khi công ty có sử dụng người lao động là công dân nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Người lao động nước ngoài”) thì cần xác định trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc của họ và của chính công ty.

Hiện nay, theo quy định Điều 2 Luật Việc làm 2013 thì đối tượng điều chỉnh của Luật này là người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm.

Trong đó, người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Căn cứ vào quy định này, người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Việc làm 2013 nên người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc trong công ty sẽ tham gia Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Bảo hiểm xã hội

Người lao động nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy phép lao động hoặc Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép hành nghề và làm việc cho doanh nghiệp theo:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hoặc,

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên.

Trừ những Người lao động nước ngoài thuộc các trường hợp:

(1)  Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục. (khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

(2) Người lao động nước ngoài đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động: Nam: đủ 60 tuổi 06 tháng; và Nữ: đủ 55 tuổi 08 tháng (áp dụng trong năm 2022)

Bảo hiểm y tế

Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp theo:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hoặc,

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Bảo hiểm TNLĐ – BNN

Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm Xã hội.

Bảo hiểm TNLĐ – BNN

Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm Xã hội.

Mức đóng các loại bảo hiểm dành cho người lao động nước ngoài

Các loại bảo hiểm mà người lao động nước ngoài bắt buộc tham gia
Các loại bảo hiểm mà người lao động nước ngoài bắt buộc tham gia

Sau khi đã xác định được những người lao động nước ngoài nào là đối tượng bắt buộc tham gia loại bảo hiểm tương ứng, công ty cổ phần căn cứ nội dung trong Bảng 2. dưới đây để xác định trách nhiệm đóng bảo hiểm của chính công ty và của Người lao động nước ngoài:

Công ty cổ phần Người lao động
BHXH TNLĐ – BNN BHTN BHYT BHXH TNLĐ – BNN BHTN BHYT
Hưu trí Ốm đau – Thai sản Hưu trí Ốm đau – Thai sản
14% 3% 0,5% (*) 3% 8% 1,5%
20,5% 9,5%

Tổng cộng 30%

Bảng 2. Xác định trách nhiệm đóng bảo hiểm bắt buộc đối với Người lao động nước ngoài

(*) Công ty  hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN được áp dụng mức đóng 0,3% nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH;

– Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

– Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Lưu ý:

– Để chỉ phải đóng 0,3% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Công thức tính:

Số tiền BHXH phải đóng cho người lao động nước ngoài = Tiền lương tháng làm cơ sở tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc x tỷ lệ đóng (%)

Trong đó: Tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nước ngoài được xác định giống như tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động Việt Nam.

Nếu người lao động nước ngoài làm việc ở 02 nơi trở lên (tức là, họ có giao kết hợp đồng lao động với từ 02 người sử dụng lao động trở lên ở Việt Nam) thì trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm nêu trên được xác định giống như trường hợp người lao động Việt Nam có làm việc ở 02 nơi trở lên.

Lưu ý:

– Các giấy tờ trong hồ sơ tham gia, giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài mà do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Người lao động nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc, khi giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn thì có quyền yêu cầu hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

 

5/5 - (1 bình chọn)