Việc trích nộp kinh phí công đoàn hàng tháng là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn. Và với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên việc xem xét được tạm ngừng đóng kinh phí công đoàn là rất cần thiết.
1. Đối tượng được tạm ngừng đóng kinh phí công đoàn
Theo quy định tại Điều 26 của Luật Công đoàn 2012 và Gạch đầu dòng số 4, Khoản 2:4 Mục II của Hướng dẫn 1609/HD-TLĐ năm 2019 thì mức kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng và tỷ lệ phân phối như sau:
Có tổ chức Công đoàn |
Không có tổ chức công đoàn |
||
Kinh phí công đoàn |
Mức đóng |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động. |
Phân phối |
– Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn. – Nộp 30% tổng số thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên. |
Nộp 100% kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên. Doanh nghiệp không được sử dụng. |
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn về tài chính. Để giảm thiểu các khó khăn này, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã thực hiện chính sách tạm ngừng đóng kinh phí công đoàn với một số đối tượng sau đây:
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khiến doanh nghiệp có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên.
(Tham khảo Công văn 245/TLĐ năm 2020 về lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19)
2. Thời hạn tạm ngừng đóng kinh phí công đoàn
Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được tạm dừng đóng kinh phí công đoàn nêu trên sẽ được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến hết ngày 30/6/2020.
Nếu sau ngày này, tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến 31/12/2020.
Lưu ý: Để được tạm ngừng thời hạn đóng kinh phí công đoàn nêu trên thì các doanh nghiệp phải làm hồ sơ gửi công đoàn cơ sở để đề nghị tới Công đoàn cấp trên xét duyệt.
Kết thúc thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp đóng đầy đủ kinh phí công đoàn, bao gồm cả việc đóng bù phần kinh phí của thời gian tạm ngừng đóng trước đó.
Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đúng mức hoặc không đóng kinh phí công đoàn thì theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 17 Điều 1 của Nghị định 88/2015/ND-CP sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với từng hành vi như sau:
Mức phạt |
Hành vi |
Phạt tiền với mức từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng |
Chậm đóng kinh phí công đoàn. |
Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định. |
|
Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng. |
|
Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng |
Người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng. |
Thư Viện Pháp Luật