Điều kiện – Thủ tục xin giấy phép dịch vụ việc làm

Hiện nay, nhu cầu việc làm ngày càng cao, do đó, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm đua nhau ra đời, nhằm hỗ trợ người lao động kiếm được công việc phù hợp, mặc khác người sử dụng lao động cũng nguồn lao động chất lượng. Trong bài viết dưới đây, Việt Luật sẽ gửi đến quý bạn đọc những quy định liên quan đến việc xin giấy phép dịch vụ việc làm, mời quý bạn đọc tham khảo.

Điều kiện của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc làm

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Bộ Luật Lao động;
  • Luật việc làm 2013;
  • Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về trung tâm việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

ĐIỀU KIỆN XIN GIẤY PHÉP DỊCH VỤ VIỆC LÀM

Điều kiện của doanh nghiệp

  • Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên;
  • Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).

Điều kiện của người đại diện theo pháp luật

  • Là người quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
  • Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Bị tạm giam, đang chấp hình phạt tù;
    • Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
    • Trốn khỏi nơi cư trú;
    • Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
    • Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
Điều kiện của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP DỊCH VỤ VIỆC LÀM (kể từ ngày 18/08/2023)

Bước 1: Tư vấn các quy định có liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm

Bước 2: Hỗ trợ khách chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ cần cung cấp bao gồm:

  • Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm;
  • Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm (Theo mẫu)
  • Bản sao y chứng thực bằng cấp chuyên môn;
  • Bản sao y chứng thực hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Đối với người đại diện theo pháp luật là người Việt Nam:
    • Bản lý lịch tự thuật (Theo mẫu số 04);
    • Phiếu lý lịch tư pháp số 1
  • Đối với người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài:
    • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.

Lưu ý:

  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng;
  • Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép

Hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp, trực tuyến, bằng đường bưu điện

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II
  • Các tài liệu bên trên.

Lưu ý: Trường hợp quý khách nộp hồ sơ trực tuyến, toàn bộ hồ sơ sẽ được scan và tải lên hệ thống dịch vụ công.

Bước 4: Theo dõi tình hình xử lý hồ sơ

  • Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 5: Nhận kết quả 

Kết quả là Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. 

Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng, được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa 60 tháng.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm

Bước 6: Thông báo công khai hoạt động dịch vụ việc làm

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tên người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, số điện thoại, e-mail, website.

Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.

DOANH NGHIỆP KÝ QUỸ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM NHƯ THẾ NÀO?

  • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
  • Tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ việc làm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp rút tiền ký quỹ: Doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày rút tiền ký quỹ để thanh toán doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền ký quỹ.
  • Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết hạn quy định bổ sung tiền ký quỹ, doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nhận ký quỹ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép của doanh nghiệp.

=> Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II

CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA DOANH NGHIỆP

1. Hoạt động tư vấn, gồm:

a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;

b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;

c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;

d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.

2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.

3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:

a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;

b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.

5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.

6. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (1 bình chọn)