Đề xuất giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023?

Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/20202/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị Quyết số 43/2022/QH15 ban hành ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi tình hình kinh tế – xã hội.

Theo đó, từ ngày 01/02 – 31/12/2022, Chính phủ đã giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ.

Cụ thể được hướng dẫn tại Nghị quyết 11/NQ-CP ban hành ngày 30/01/2022 như sau:

Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%

Tuy nhiên, trừ các nhóm hàng hóa dịch vụ được quy định khoản 1 – Nghị định 15/2022/NĐ-CP bao gồm:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định;
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

Lưu ý:

  • Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định bên trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
  • Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục III và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, hiệu lực của Điều 1 – Nghị định 15/2022/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Do đó, câu hỏi được đặt tra là liệu rằng từ 01/01/2023 => Thuế GTGT có được tiếp tục giảm từ 10% xuống 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 hay không?

Ngày 6/5/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 72/NQ-CP về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, theo Nghị Quyết:

 

  • Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31/12/2023.
  • Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
  • Về mức giảm thuế giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên.
  • Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Theo Bộ Tài chính, để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế – xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai thực hiện cho năm 2023 (gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu), việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
  • Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5,8 nghìn tỷ/tháng, nếu áp dụng trong 06 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng.
  • Việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2023.Dịch vụ kế toán Việt Luật

 

Lợi ích khi giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%

 

  1. Đối với người dân, đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này, việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.
  2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thuế suất 10% sẽ được hưởng lợi khi chính sách được ban hành. 
  3. Việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Quý khách có thể tham khảo thêm Chính phủ quyết nghị giảm thuế giá trị gia tăng

5/5 - (2 bình chọn)