Báo cáo tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm và cả năm

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH 

Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

2. BÁO CÁO TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG 

Căn cứ Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:

– Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

– Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo các vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng được thống kê, báo cáo theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:

  • Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn;
  • Định kỳ 06 tháng, hằng năm, gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và công tác an toàn lao động trên địa bàn.

– Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Bộ Y tế thống kê các trường hợp người bị tai nạn lao động khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp.

Đồng thời, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương về việc tăng cường tổ chức điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Bộ cũng yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương thực hiện các nhiệm vụ khác như:
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; thực hiện báo cáo tai nạn lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Tăng cường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động;
– Tăng cường triển khai công tác phòng ngừa tai nạn lao động với sự hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Tổ chức, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động.

3. CÁC THÔNG TIN PHẢI CÔNG BỐ

– Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;

– Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;

– Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;

– Thiệt hại do tai nạn lao động;

– Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê của các thôn tin trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng chống tai nạn lao động.

Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ đội, phân xưởng (đối với các tổ đội, phân xưởng có xảy ra tai nạn lao động) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).

Lưu ý: Hộ kinh doanh cũng thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo tổng hợp định kì tình hình tai nạn lao động và công tác an toàn, vệ sinh lao động

4.CHẾ TÀI KHI KHÔNG THỐNG KÊ, BÁO CÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG

3.1.Xử phạt từ 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng

Không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

3.2.Xử phạt từ 20,000,000 đồng đến 30,000,000 đồng

– Không thông tin cho người lao động về một trong các nội dung sau: tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các yếu tố nguy hiểm, có hại; các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
– Không tổ chức nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
– Không có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

5. THỜI ĐIỂM GỬI BÁO CÁO 

– Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm: Gửi trước ngày 05 tháng 07 của năm báo cáo.

– Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cả năm: Công bố trước ngày 10 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo.

6. HƯỚNG DẪN CÁCH NỘP

Bước 1: Kê khai thông tin 

– Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm: Số liệu thống kê về tai nạn lao động thực hiện từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/6.

– Đối với báo cáo năm: Số liệu thống kê về tai nạn lao động thực hiện từ ngày 01/01 đến hết 31/12 năm đó.

Bước 2: Nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính

Báo cáo tình hình tai nạn lao động được gửi theo một trong các hình thức sau:

– Trực tiếp.

– Fax.

– Đường bưu điện.

– Thư điện tử.

Bước 3. Nhận thông báo nộp báo cáo tính hình tai nạn lao động thành công.

 

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 

Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)

Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777

Email: [email protected]

Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:

Việt Luật - Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài Việt Luật - Chuyên Thành lập công ty & Đầu tư nước ngoài
 Ms Đặng Thị Thu Sương

Điện thoại: 0934234777
Email: [email protected]
Viber/Zalo/Whatsapp: +84-934234777
Ngôn ngữ tư vấn: Tiếng Việt

Mr. Huỳnh Mẫn

Email: [email protected]
Phone/SMS: (+84)-0936234777
Viber, Zalo, Whatsapp: +84-936.234.777

Language: English.

5/5 - (1 bình chọn)