1.CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Danh mục thủ tục hành chính có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp ban hành kèm theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp
- Bộ Luật Lao động 2019
- Luật Lý lịch tư pháp
2.DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC QUYỀN YÊU CẦU NỘP LÝ LỊCH TƯ PHÁP KHÔNG?
1.Trường hợp người lai động bắt buộc nộp lý lịch tư pháp
Hiện nay, có 154 thủ tục hành chính yêu cầu có phiếu này trong nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thành lập hội, cấp giấy phép thành lập, cấp chứng chỉ hành nghề trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, y tế, lao động, bổ nhiệm các chức danh tư pháp (công chứng viên, luật sư, giám định viên, quản tài viên…). Tuy nhiên, có 9 thủ tục hành chính nêu tại danh mục không thuộc phạm vi rà soát theo yêu cầu của Chỉ thị số 23. Do đó, chỉ có 145 thủ tục hành chính có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp.
2.Các trường hợp khác
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019, khi giao kết hợp đồng lao động thì “Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu”. Theo đó, người lao động có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cá nhân cơ bản và các thông tin cần thiết khác liên quan đến công việc khi ký kết hợp đồng lao động.
Phiếu lý lịch tư pháp là văn bản xác nhận về tình trạng án tích của cá nhân, và đây là những thông tin liên quan đến bí mật đời tư. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ rằng các thông tin trong phiếu lý lịch tư pháp có thực sự cần thiết và liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động hay không.
Hiện nay, chưa có chế tài áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức lạm dụng việc yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cấm hoặc hạn chế doanh nghiệp yêu cầu người lao động xuất trình hoặc nộp phiếu lý lịch tư pháp trong quá trình tuyển dụng.
Vì vậy, việc yêu cầu người lao động cung cấp phiếu lý lịch tư pháp, trong đó có các thông tin về án tích, có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể chỉ tuyển dụng những người không có án tích dựa trên thông tin này. Sự phân biệt đối xử sẽ trở thành “rào cản” đối với các cá nhân đã từng phạm tội trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, làm mất đi ý nghĩa nhân văn của chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta.
Thế nhưng, căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật lao động 2019 thì Nhà nước nghiêm cấm việc phân biệt đối xử trong lao động. Do đó, nếu người sử dụng lao động dựa vào lý lịch tư pháp của người lao động để phân biệt đối xử (như là: không tuyển dụng người có án tích, trả lương thấp cho người có án tích,…) thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]
Vui lòng liên hệ để được tư vấn và báo giá chi tiết:
Ms Đặng Thị Thu Sương
Điện thoại: 0934234777 |
Mr. Huỳnh Mẫn Email: [email protected] Language: English. |