Hướng xử lý hóa đơn sai sót theo thông tư 78/2021/TT-BTC

Các doanh nghiệp hiện nay đều đã sử dụng hóa đơn điện tử. Đặc biệt, kể từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 – Nghị quyết 43/2022/QH15 thì một số loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8%, do đó, Kế toán đôi khi sẽ bị sai sót khi xuất hóa đơn với thuế suất không phù hợp, hoặc sai thông tin của khách hàng, giá… Giải pháp khi gặp tình huống đó là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo cách xử lý hóa đơn sai sót theo thông tư 78 trong bài viết sau.

Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói – Chi phí hợp lý dành cho Doanh nghiệpThành lập công ty trọn gói

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
  • Thông tư số 78/2021/TT-BTC;
  • Công văn số 1647/TCT-CS của Tổng Cục thuế.

HƯỚNG DẪN MỚI NHẤT CỦA TỔNG CỤC THUẾ VỀ VIỆC XỬ LÝ HÓA ĐƠN SAI SÓT

Dịch vụ kế toán trọn gói
Dịch vụ kế toán trọn gói Việt Luật

Cơ sở pháp lý

  • Công văn 1647/TCT-CS ngày 10/05/2023, Tổng cục Thuế;
  • Điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
  • Điểm c, e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC;
  • Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021, Quyết định 1510/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng Cục Thuế

Nội dung

Trường hợp 1: người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh

==> Người bán thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hoá bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hoá đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế).

Trong trường 2: người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn thay thế

==> Người bán lập lại hoá đơn mới với số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và đầy đủ toàn bộ nội dung của hóa đơn cần thay thế.

Đối với trường hợp 1, 2 => hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế đều cần ghi thông tin: “Điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng…. năm…” và trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn FO) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai

  • Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).
  • Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn FO đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).

Đối với hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính có sai sót, doanh nghiệp lập hóa đơn thay thế theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính thì thống nhất ý kiến của Cục thuế về việc doanh nghiệp không phải hủy hóa đơn đã lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, không phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn vì từ ngày 1/7/2022, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC đã hết hiệu lực thi hành. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Về việc gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

Trường hợp xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế không phải gửi thông báo sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ KHI SAI SÓT THUẾ SUẤT TRÊN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

xử lý hóa đơn sai sót theo thông tư 78
Cần làm gì khi hóa đơn điện tử bị sai thông tin

Căn cứ vào Điều 19 – Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, khi sai sót thông tin trên hóa đơn, quý khách có thể thực hiện các phương án sau:

Trường hợp 1: Hóa đơn chưa gửi cho người mua

  • Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót về thuế suất thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế;
  • Mẫu hồ sơ: Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

==> Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót

Cách 1: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót về thuế suất.

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót về thuế suất.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót về thuế suất phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Cách 2: Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót về thuế suất trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót về thuế suất.

Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót về thuế suất sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

Trường hợp 3: Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót

Khi cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót về thuế suất và thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót thì:

  • Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IBNgười bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
  • Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: [email protected]

5/5 - (2 bình chọn)